Thực phẩm Sạch loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường


Thị trường thực phẩm sạch đang trở nên đa dạng, phong phú hơn khi nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, nhất là khi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong cộng đồng. Không chỉ các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn tham gia  vào vấn đề này, mà nhiều nông dân, DN nhỏ cũng đã và đang gặt hái được nhiều thành công nhờ ứng dụng đúng quy trình sản xuất thực phẩm sạch.

Theo như phân tích của các chuyên gia, sản xuất thực phẩm sạch, thị trường thực phẩm “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay là một trong những khó khăn cho sự phát triển của ngành sản xuất
Rau Sạch
Mô hình trồng rau sạch

Thạc sỹ Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai,cán bộ giám sát chương trình sản xuất gạo sạch tại xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu), cho biết tuy chỉ mới ở giai đoạn  đầu ra mắt sản phẩm,  chưa có cửa hàng kinh doanh riêng nhưng gạo sạch Tân Bình Lục vẫn thu hút đông khách mua. Không chỉ người dân địa phương mà các trường học và người tiêu dùng ở thành phố cũng tìm đến tận khu vực sản xuất để đặt cho được loại gạo sạch chất lượng. Giá các loại gạo sạch bán lẻ là 10 ngàn đồng/kg gạo tấm, 15 ngàn đồng/kg gạo dẻo. Bà Chi cho biết:  “ Do cung không đủ nhu cầu nên tôi đang tiếp tục hướng dẫn để nông dân mở rộng diện tích trồng gạo sạch và tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thêm nhiều giống mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Tôi đã làm đơn đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm gạo sạch dưới nhãn hiệu Tân Bình Lục với mục đích phát triển dòng sản phẩm gạo sạch này”.

Bà Vũ Thị Duyên, chủ cơ sở sản xuất rau mầm Hoàng Anh (phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa), kể: “Năm 2007, chúng tôi thử sản xuất thử nghiệm đưa ra thị trường mỗi ngày chỉ vài kg rau mầm. Sau nhu cầu lên  cao nên cơ sở đã sản xuất thêm nhiều loại rau, trung bình mỗi tháng cung cấp khoảng 5 tấn rau sạch cho các hệ thống siêu thị, như: Metro, Big C, Fivimart… và các nhà hàng”.


Ra đời vào năm 2011, Công ty TNHH thực phẩm G.C (huyện Trảng Bom), chuyên chế biến thực phẩm từ nha đam, đã sớm thành công và tìm được những khách hàng lớn, Vinamilk, Mộc Châu… nhờ chọn hướng sản xuất sạch. Theo ông Nguyễn Văn Thứ, Giám đốc Công ty cho biết:  “Để đảm bảo đúng quy trình sản xuất sạch, ngay từ khâu đầu vào, Công ty đã áp dụng phương pháp VietGAP để cho người dân trồng Nha Đam, mang lại hiệu quả cao. Hiện chúng tôi có vùng nguyên liệu hơn 30 ha nha đam sạch tại Bình Thuận, trung bình hàng tháng cung cấp cho thị trường khoảng 300 tấn nha đam thành phẩm.

Ông Lâm Thanh Đức, chủ một cơ sở sản xuất trứng gà sạch tại Xã Thanh Đức (huyện Xuân Lộc), vui vẻ nói: “Nhờ sử dụng mô hình chăn nuôi sạch từ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi đến áp dụng công nghệ xử lý trúng gà đẻ, chất lượng sản phẩm trứng gà được nâng cao, rất được người dùng tin tưởng. Hiện mỗi tháng trang trại cung cấp gần 2 triệu trúng, ngoài ra đã  xuất khẩu được trứng sang Nhật Bản. 
Ứng dụng quy trình kỹ thuật tạo ra sản phẩm trứng gà sạch chất lượng

* Vẫn khó vào chợ

Hiện nhiều công ty lớn trong thị trường thực phẩm Việt Nam đã quan tâm đầu tư mô hình chuỗi thực phẩm sạch khép kín “Từ trang trại đến bàn ăn”, ... Trong đó, không thiếu những DN nhỏ và vừa đã có thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất thực phẩm sạch, như: trứng gà Ba Huân, rau sạch Phước An (TP.Hồ Chí Minh), rau hữu cơ Đà Lạt (Công ty Organic Dalat), Hợp tác xã rau sạch Trường An (huyện Xuân Lộc), ổi VietGAP Bảo Quang (Công ty TNHH trái cây Long Khánh)… Tuy nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch đang tăng nhanh, nhưng thực tế lại gặp khó khăn trong khâu phân phối sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại một số siêu thị lớn, chưa được phổ biến rộng rãi trên thị trường.

Ông Huỳnh Văn Hải, Giám đốc Công ty TNHH trái cây Long Khánh, bồi hồi nói về trái ổi VietGAP: “Do thị trườngthực phẩm sạch còn chưa minh bạch nên xảy ra tình trạng loạn thông tin về thực phẩm sạch, ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Hầu hết các siêu thị hiện chưa phân vùng để trưng bày và giới thiệu cho dòng thực phẩm sạch. Những thực phẩm sạch vẫn bị đánh đồng với các loại hàng hóa thông thường khác. Doanh nghiệp nhỏ thì không đủ sức đầu tư quảng bá thương hiệu, vào siêu thị thì hình ảnh cũng không nổi bât nên cơ hội để tạo dụng được hình ảnh trong lòng người tiêu dùng còn rất nhiều khó khăn”.

“Có khách hàng ở Campuchia đến tận cơ sở đặt rau sạch với số lượng lớn, nhưng do loại rau này không bảo quản được lâu nên họ ở lại học cách trồng. Số khách đến đây học mô hình trồng rau mầm và mua giá thể, hạt giống rất đông. Sản phẩm của chúng tôi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành nhưng vẫn chưa có mặt ở chợ tại TP.Biên Hòa vì khó cạnh tranh được về giá, và tâm lý ham rẻ của người dân khi ra chợ ” - bà Vũ Thị Duyên nói.

1 comment:

  1. Chào bạn,hiên nay chúng tôi đang cung cấp gạo sạch đạt chuẩn global gap.Bạn ghé xem và ủng hộ Dai ly gao tai tphcm của chúng tôi.Cám ơn bạn đã quan tâm

    ReplyDelete