Thực phẩm sạch| Sự thật về "thực phẩm sạch" - Liệu có sạch???

Thực phẩm “sạch” - Liệu có sạch như quảng cáo?

Tình hình về thực phẩm sạch đang được kinh doanh hiện nay

Thực phẩm sạch - "Sạch" như thế nào?

Nắm bắt được tâm lý đang hoang mang của rất nhiều người tiêu dùng, sau những thông tin về thực phẩm có hóa chất, không an toàn cho sức khỏe. Nhiều tiểu thương, các doanh nghiệp nhỏ, các shop online đã nhanh chóng áp dụng ngay kiểu kinh doanh "thực phẩm sạch" để hút khách. Dẫn đến thị trường hiện nay có đầy rẫy các loại thực phẩm - được người bán ra sức quảng cáo là "sạch", an toàn mà không biết rõ liệu những "thực phẩm sạch" đó đã qua kiểm tra, chứng nhận chất lượng hay chưa?!
thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn, hóa chất, thực phẩm an toàn, thực phẩm xanh, kiểm định chất lượng thực phẩm, thuc pham sachth
Thực phẩm sạch - chất lượng có đảm bảo


Những ngày qua, liên tiếp những thông tin “hô biến” loại rau thường ở chợ thành rau nhãn VietGAP (tức đã được thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) tại Đà Lạt - một vùng sản xuất rau an toàn ở Hoài Đức (tp.Hà Nội) đã vừa phun thuốc trừ sâu và hái bán ngay sau đó... Thông tin này đã làm dấy lên sự hoài nghi rất lớn của người tiêu dùng về chất lượng thật sự đằng sau của các loại rau củ, thực phẩm vẫn được ra sức quảng cáo là “sạch”, “an toàn” và đang được bán đầy rẫy trên thị trường hiện nay.

Loạn thị trường thực phẩm “sạch”
Đứng trước thực trạng thực phẩm ngày càng độc hại, các loại thực phẩm kém chất lượng tràn lan khắp nơi trên thị trường, thì thực phẩm sạch đã nhanh chóng trở thành lựa chọn số 1 của nhiều bà nội trợ cho gia đình. Vì vậy, rất nhiều loại rau củ quả, thịt, cá, các loại trái cây, gạo, đỗ, trứng, lạc… đã và đang được rất nhiều nhà sản xuất dán nhãn là “sạch”, “an toàn” và đem quảng cáo rầm rộ.
thuc pham sach, thực phẩm sạch, mua thực phẩm sạch, thực phẩm sạch đảm bảo,
Cảnh mua thực phẩm sạch phổ biến trong Siêu thị.  Ảnh: HỒNG THÚY
Các mặt hàng rau sạch bày bán tại các siêu thị luôn thu hút rất đông khách hàng. Thế nhưng liệu chúng sạch đến cỡ nào thì người tiêu dùng không thể biết được. 
Với các mặt hàng gạo, trong các siêu thị, hiện nay một số thương hiệu gạo vẫn phổ biến như: Tứ Quý, Ngọc Đồng, Thỏ Việt, Làng Ta… (được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP) bày bán rất phổ biến, với giá dao động từ 24.000 VNĐ -32.000 VNĐ/kg. Trong khi đó, ở các sạp ngoài chợ, tại đại lý gạo, nhiều người bán cũng đua nhau giới thiệu về các loại gạo “sạch” được bán theo xá (tức gạo đựng trong một bao lớn, khách muốn mua bao nhiêu Kg thì bán bấy nhiêu) với đơn giá chỉ từ 17.000 VNĐ -18.000 VNĐ/kg. 
Thời gian gần đây, có một số doanh nghiệp tại TP. HCM đã đẩy mạnh việc mở rộng bán lẻ loại gạo “sạch” ở khắp các quận, huyện. Theo quảng cáo, gạo có xuất xứ từ các vùng đất mới sản xuất theo quy trình hiện đại, không có tồn dư hóa chất và kèm theo đó là hàng loạt những tính năng hỗ trợ nhiều về dinh dưỡng, đường huyết và còn giúp phòng ngừa nhiều chứng bệnh khác ...
thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn, hóa chất, thực phẩm an toàn, thực phẩm xanh, kiểm định chất lượng thực phẩm, thuc pham sach
Loạn thị trường thực phẩm sạch
Những điều này liệu có thể hoàn toàn tin tưởng ???
Hay như với mặt hàng trứng, lâu nay nhiều người tiêu dùng đã quen với các quảng cáo về “trứng sạch” thường xuất hiện rất nhiều trên các mặt báo. Theo đó, các loại trứng này được người bán giới thiệu là đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu con giống, đến thức ăn, sau đến vệ sinh chuồng trại và cả quá trình vận chuyển từ trang trại nuôi về nhà máy để xử lý trước khi chính thức đưa ra thị trường. Tuy nhiên, giám đốc một doanh nghiệp trứng khá lớn tại TP. HCM đã tiết lộ: Mức độ “sạch” của loại trứng “sạch” hiện nay chỉ dừng lại ở việc đã được xử lý qua 1 hệ thống máy móc để làm sạch vỏ bên ngoài của trứng, còn những việc kiểm soát trứng từ chất lượng đầu vào ( tức con gà có được tiêm phòng đầy đủ không? chế độ dinh dưỡng có liệu bảo đảm hay có sử dụng thức ăn có chứa loại chất kích thích tăng trưởng cho gà không…) thì hiện chưa ai làm được.
Hiện tại, trong thực phẩm sạch thì mới kiểm soát được các loại rau là an toàn.
Từ nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, có không ít loại thực phẩm như: các loại rau quả, thịt cá, gạo, đỗ… do Doanh Nghiệp tự tay gắn mác “sạch” và “an toàn” chứ không thông qua kiểm nghiệm của cơ quan chức năng nhà nước hoặc không được kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất một cách thường xuyên để bảo đảm duy trì độ sạch cho thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Đức Tiến - hiện là Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM,  về cơ bản hiện đã kiểm soát được chất lượng mặt hàng các loại rau sạch do các khu hợp tác xã  nông nghiệp ở TP. HCM sản xuất ra. Còn đối với các mặt hàng được quảng cáo, là sản xuất theo các tiêu chuẩn sạch, an toàn khác từ địa phương nơi khác phân phối về TP.HCM thì cũng không dễ dàng để kiểm soát.
Theo quan điểm của ông Tiến, các nhà sản xuất rau 'an toàn' chịu 1sức ép cạnh tranh khá lớn: khi phải mất thời gian để xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chuẩn của VietGAP, phải tuân thủ đúng các hướng dẫn và quy định của chương trình. Nếu các cơ quan chức năng và cụ thể là chi cục bảo vệ thực vật mà kiểm tra và phát hiện ra sản phẩm không đạt được chất lượng như đăng ký thì sẽ báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận của VietGAP là: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp để rút giấy chứng nhận. Ngoài ra, tại các siêu thị và hệ thống bán lẻ (nhà phân phối chủ yếu của các mặt hàng rau sạch) cũng sẽ thường xuyên kiểm tra hoặc gửi các mẫu đang phân phối tại hệ thống của mình đến các trung tâm để xét nghiệm...
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đức Tiến cho biết ông cũng thừa nhận vào trước đây, diện tích để trồng rau an toàn tại TP HCM còn ít, nguồn cung thì không ổn định nên có những hiện tượng người bán trộn rau đã sạch, an toàn với rau chợ, để bán theo giá rau an toàn kiếm lời nhiều. Hiện, tình trạng này cũng còn xảy ra nhưng không còn phổ biến.
Đối với mặt hàng gạo  thì theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, đang có một số tiêu chuẩn sạch về gạo dựa vào các chu trình canh tác, thu hoạch như: VietGAP, GlobalGAP, Organic… Thế nhưng, diện tích lúa canh tác hiện nay theo tiêu chuẩn này chỉ có gần 20.000 ha, cho năng suất khoảng 120.000 tấn /năm (tương đương với 60.000 tấn gạo), khối lượng tương đối nhỏ, không đủ để đem bán đại trà trên thị trường cả nước.
Vấn đề về tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật trong rau vẫn còn
Cùng theo ông Nguyễn Văn Đức Tiến - Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM thì thường xuyên kiểm tra (chủ yếu là chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật) đối với các loại rau củ đang bày bán tại thị trường TP. HCM và kết hợp với Ban quản lý của các chợ đầu mối tiến hành kiểm tra nhanh các loại mặt hàng về chợ ở mỗi đêm. Đối với các mặt hàng rau sạch, an toàn, tần suất kiểm tra hiện có ít hơn. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM đã phát hiện một số trường hợp các loại rau củ có tồn dư chất thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn ở mức cho phép.
Đón đọc các thông tin cập nhật về Tình hình Thực phẩm sạch hiện nay để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình tại The needs of life


0 comments: